Giữa
thế kỷ thứ II TCN, một đoàn truyền giáo của Ấn Độ đã tới nước ta để
truyền đạo và xây dựng các thiền viện cũng như các tháp A dục.
thehe9x.wap.sh/cothebanchuabiet
Nhiệm
vụ của các đoàn Như Lai sứ giả là xây dựng giảng đường, hoằng dương
Phật pháp, xây dựng các tháp để đánh dấu những nơi đoàn đến hoặc ghi
lại những việc làm của đoàn. Những tháp đó sau này được gọi là tháp A
dục (tức là tháp của vua A so ka).
Trên đất nước ta, dấu tích của
các công trình mang tên tháp A dục vẫn còn để lại cho đến thời kỳ Bắc
thuộc, thế kỷ IV đến VI SCN và đã được sử sách ghi lại.
Theo Lưu Hân
Kỳ Giao trong Giao Châu ký (thế kỷ IV) thì: “Thành Nê Lê ở phía nam
huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A dục xây
dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là Kim tượng”.
Trong Thủy kinh chú của Lịch Đạo Nguyên (thế kỷ VI) cũng ghi về thành
Nê Lê:
“Từ
Giao Chỉ đi về phía Nam có ngách sông Đô Quan Tái Phố chảy ra. Con sông
này từ phía đông đi qua huyện An Định, phía bắc kèm theo sông Trường
Giang, ở trong sông có chiếc thuyền đồng do Việt Vương đúc, lúc nước
triều xuống người ta thấy chiếc thuyền ấy.
Con sông Trường giang lại
chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, thành này do A dục vương
xây. Lại chảy về phía đông nam hợp với sông Nam Thủy. Sông Nam Thủy lại
chảy về phía đông nam, đi qua phía bắc quận Cửu Đức”.
Như vậy, di
tích của đoàn truyền giáo thứ 8 để lại trên đất nước ta, cho mãi đến
thế kỷ thứ IV – VI vẫn còn và đã được các sử gia Trung Hoa ghi lại.
Điều đó chứng tỏ rằng, từ thế kỷ III TCN đã từng có các đoàn cao tăng
từ Ấn Độ sang truyền giáo tại nước ta.
Thế kỷ III TCN tương ứng với
thời kỳ Hùng Vương (từ thế kỷ VII – III TCN). Không nghi ngờ gì nữa,
đạo Phật đã được truyền vào nước ta từ thời Hùng Vương và đã để lại các
Thiền viện và các tháp mang tên A dục.