ELSE IF cũng tương tự như IF, nhưng
thật ra là một câu lệnh if ngay sau vế else.tại sao lại dùng tới ư, xem
ví dụ nhé:
Nếu điểm Trung Bình năng của con từ 9 trở lên thì quà của con sẽ là một
chiếc Novol, từ 7 tới dưới 9 là một chiếc Martin, còn mà dưới 7 là có
chuyện đó!.để thể hiện thông điệp đó trong javascript:
Mã nguồn:[Chọn]
diem=prompt("Điểm của bạn","");
if(diem>=9)
{
alert("Được một chiếc Novol");
}else if(diem>=7)
{
alert("Được một chiếc Martin");
}else
{
alert("Tiêu rồi");
}
bạn thấy cấu trúc else if xuất hiện ở phần giữa chương trình không hãy
xem thử ví dụ với điểm của bạn từ 9 trở lên, để thấy được khác biệt, ta
xem ví dụ này:
Mã nguồn:[Chọn]
diem=prompt("Điểm của bạn","");
if(diem>=9)
{
alert("Được một chiếc Novol");
}
if(diem>=7)
{
alert("Được một chiếc Martin");
}else
{
alert("Tiêu rồi");
}
Ta thay cấu trúc else if với một câu if, điều gì sẽ sảy ra khi ta nhập
một điểm từ 9 trở lên. Vân, nó sẽ hiện ra tới hai hộp thông báo, một
chiếc Novol và một chiếc Martin, lời nhỉ.
Sở dĩ là vì ở đoạn con dùng cấu trúc else if có nghĩ là khi trường hợp
điểm từ 9 trở lên đã thoả mản lần if đầu tiên, lần else if chỉ diễn ra
khi lần if đầu tiên không thoả mản, nói một cách khác, đó là 2 vế của 1
câu lệnh.
Còn ở đoạn code thứ hai, đó là hai câu lệnh riêng biệt, nếu điểm từ
chính trở lên, thoả điều kiện cho câu lệnh 1, thì tất nhiên cũng lớn
hơn 7 và thoả luôn điều kiện câu lệnh 2.
Nếu bạn không dùng tới cấu trúc else if mà muốn dùng toàn câu if thì ta
phải thêm điều kện vào câu lệnh, ví như với đoạn code 2, ta cần thêm
vào điều kiện như thế này:
Mã nguồn:[Chọn]
diem=prompt("Điểm của bạn","");
if(diem>=9){
alert("Được một chiếc Novol");
}
if((diem>=7)&&(diem<9))
{
alert("Được một chiếc Martin");
}
if(diem<7)
{
alert("Tiêu rồi");
}
Nhưng quả thật sẽ rất khó khăn nếu có nhiều mức thưởng nhỉ!
Cấu trúc else if này rất thuận lợi để bạn giải quyết những vấn đề với
nhiều điều kiện và nhiều hành động.