Nếu bạn đã
từng học qua bất cứ ngôn ngữ lập trình nào, thì chắc hẵn sẽ không xa lạ
gì với mãng!
Còn nếu bạn là người mới vào nghề như mình, thì đây là một khái niệm
mới, cũng khá khó đấy!
Mảng gồm có hai loại, mảng một chiều và mảng nhiều chiều, trong mãng
nhiều chiều thông dụng nhất ta dùng tới mảng hai chiều, vì thế bài này
chỉ nói về mảng một chiều và mảng hai chiều.
mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu. Mảng được đặt tên
và mỗi pần tử có một chỉ số. Để mô tả mảng một chiều cần xác định kiểu
của phần tử và cách đánh số các phần tử của nó.
Nhớ lại ví dụ về biến mà mình mô tả với bao thuốc lá ớ, bây ta ví dụ
trường hợp ta có 10 bao thuốc là và bạn quyết định đặt tên cho chúng là
bao1,bao2,....,bao8,bao9,bao10, với mục đích là mỗi bao chứa một cái gì
đó, tới khi nào cần cái gì thì lấy ra mà dùng.
Còn mảng, mảng chính là cả cây thuốc lá!, đơn giản chỉ là một cây thuốc
là, bên trong có những bao thuốc lá! giải thích cho dài dòng,mảng 1
chiều đơn thuần là một tập hợp các biến, và các biến có thứ tự thay vì
tên! tạo một mảng:
Ví dụ tạo một mảng đơn giản
Mã nguồn:[Chọn]
mang=Array("a","b","c");
alert(mang[0]);
Thử in ra phần tử thứ nhất của mảng (kết quả sẽ là a)
Đây cũng là một cách để khai báo mảng, các phần tử của mảng được đặt
trong dấu nháy kép và chúng được ngăn cách nhau giữa dấu (,)
Còn đây là cách thứ hai, khá dễ nhìn!
Bạn hãy khai báo mảng, không cần khai báo nội dung bên trong:
Mã nguồn:[Chọn]
mang=Array();
sau đó, khai báo từng phần tử bằng cách này:
Mã nguồn:[Chọn]
mang[0]="a";
mang[1]="b";
mang[2]="c";
mang[3]="d";
Chú ý: Trong javascript phần tử đầu tiên của mảng có thứ tự là 0.
Một số hàm làm việc với mảng:<tên mảng>.length: Xác định
số phần tử của mảng