Phần
25
Hôm nay, Lão về nhà em trai lão ở Hà Nội có công chuyện, tiện thể giải
quyết luôn công việc cho tôi. Về đến Hà Nội, tôi với thằng Gà chạy
thẳng một mạch vào bệnh viện thăm thằng Xăm, lúc này nó đã tỉnh lại,
tuy nhiên sức khỏe đang rất yếu.
Trước đây, thằng Xăm và thằng Lốp là trẻ mồ côi hành nghề đánh giày ở
khu vực ẩm thực Cấm Chỉ. Nó ở chung một huyện của tỉnh vùng Tây Bắc,
cùng nhau lên Hà Nội kiếm sống. Thằng Xăm bỗ đã mất, có mẹ nhưng từ khi
nó 3 tuổi thì mẹ nó đã bỏ nó lại cho ông bà nội rồi đi theo người tình
vào miền Nam sinh sống. Còn thằng Lốp không còn ai là người thân, bố mẹ
mất lúc nó mới tròn 10 tuổi, ông bà nó cũng không còn. Ông bà thằng Xăm
thấy thương thằng Lốp, có hoàn cảnh giống cháu mình nên nó được ông bà
thằng Xăm đưa nó về cho ăn ở, nuôi nó cùng thằng Xăm. Hai đứa lớn lên
trong sự thiếu thốn tình cảm, vật chất. Sự bất hạnh trong cuộc sống đã
đưa hai đứa đến với nhau. Nó hoàn toàn trái ngược với tôi và thằng Gà.
Sự nuông chiều của Gia đình, thừa thãi về vật chất đã gắn bó chúng tôi.
Hồi đó, Ngôi uống cà phê ở đường Thành thấy 2 thằng bị mấy thằng chọi
con sống trong khu vực đánh. Thằng Lốp cầm ghế, gạch lên đánh đuổi bọn
kia khi thằng Xăm đang bị mấy thằng chọi đánh túi bụi. Thằng lốp xả
thân lao vào Cứu thằng Xăm. Rồi do bọn chọi quá đông nên cuối cùng hai
cu kậu đã bị mấy thằng kia bắt lại, lôi ra gốc cây bắt nộp 500 nghìn
mới trả lại đồ nghề và cho về. Lúc bấy giờ 500 ngìn bằng nửa cái áo
hàng hiệu của tôi chứ chẳng chơi. Tôi ngồi uống Cafe thấy thương nên ra
đá đít mấy thằng chọi, tát cho mỗi đứa mỗi cái rồi giao bọn chúng không
được đánh 2 đứa nữa.
Thấy thương bọn nó, tôi lấy ghế mời chúng uống nước, bảo chủ quán lấy
khăn lạnh cho chúng lau rửa vết thương. Ngồi nghe 2 thằng kể về cuộc
sống chúng nó, tôi rơi cả nước mắt. Mới ít tuổi, mà chúng biết tự kiếm
sống, biết bảo vệ lẫn nhau, biết thay cha mẹ làm tròn chữ hiếu với ông
bà, tháng nào chúng nó cũng gửi tiền về cho ông bà sinh sống, cứ vài
tháng lại về một lần. Nhiều lúc, suy ngẫm tôi mới biết được ở trên cuộc
đời này cái chúng ta không có thì chúng ta sẽ rất quý. Khi chúng ta vẫn
sống với những gì đang bên cạnh thì nó sẽ mất đi cái giá trị của nó, ta
không nâng niu nó, không biết quy trọng. Tôi thì có gia đình, có người
thân mà không biết quý trọng. Chúng làm tôi lần đầu tiên biết xấu hổ
với chính bản thân mình.
Từ hôm đó, tôi hay ra uống cà fê hơn. Tôi bảo hai đứa cứ làm ở đây,
không phải sợ ai hết. Nếu có chuyện gì thì gọi bảo là em anh Nam “Hoàn
Kiếm”. Dần dần tôi gắn bó với 2 đứa như anh em. Một thời gian sau tôi
góp tiền ăn chơi cho 2 đứa mượn mua 2 chiếc xe máy cà tàng. Ngày vẫn đi
đánh giày, tối về chạy xe ôm. Đên lúc tôi vào trại, mỗi tháng 2 thằng
vẫn thay phiên nhau vào chăm nuôi tôi. Đối với tôi, không phải đồ ăn
chúng mang vào mà là thứ tình cảm của 2 đứa làm tôi rất trân trọng. Bọn
nó đã trở thành em út mình từ khi nào không hay. Hồi tôi trốn pháp luật
trong miền Trung, thằng Lốp Xăm còn gọi điện bảo với tôi nó xin nhận
tội thay nhưng tôi đã gạt đi.
Hôm nay, nhìn thấy thằng xăm nằm trên giường bệnh, lòng tôi đau nhói.
Thứ tình cảm tôi dành cho chúng nó sao giống kiểu tôi giành cho đứa em
gái ở nhà. Ở ngoài xã hôi, tôi chỉ duy nhất coi hai thằng này là em.
Gần đây với cái nghề làm ăn của mình, hai thằng đã bắt đầu biết sử dụng
đám giang hồ chọi con để làm việc. Biết kiếm những đồng tiền đã bị vàu
nát nhưng theo tôi đó vẫn là cách lao động lương thiện. Không cướp của
ai, không làm hại ai bao giờ. Hai đứa nó đã mở được một cửa hiệu cầm đồ
nho nhỏ trên phố. Nghề này được giang hồ gọi là nghề “giúp người lúc
khó khăn”.
Đang ngẩn ngơ nhìn thằng Xăm ngủ, điện thoại lại đổ chuông. Trong lòng
thấy ruột nóng như lửa đốt……….