Phần 11:
Tôi thiệt tình muốn hét lên thật to: Tôi biết chơi ma túy nó ra làm sao
rồi! Bởi cái cảm giác lâng lâng khi nghe con nhỏ nói câu đó y chang như
thứ cảm giác mà tụi nghiện thường hay đem ra kể. Quả thật, khi vô tới
mấy thứ trường trại đó, mọi thứ cảm xúc đều thay đổi lắm. Nếu bạn đã
từng cảm thấy ngồi vắt vẻo uống một ly cafe vỉa hè cũng đem lại cảm
giác sung sướng như ngồi New World uống Cappuccino hảo hạng, xin chúc
mừng bạn mới ... ra tù hoặc ra trại. Những thứ tưởng chừng hết sức bình
thường trong cuộc sống cũng có thể trở thành nỗi khát khao khi bạn vô
những nơi thiếu tự do như tôi đang ở. Cảm giác được một con nhỏ để ý,
khen ngợi, đối với tôi là một điều hết sức bình thường khi tôi ở ngoài
xã hội (Truyện Từ:
Thehe9x.wap.sh)(như
các bạn đã biết, tôi đẹp trai mà
), tuy nhiên trong cái khung cảnh như vầy, nó lại
trở thành một điều vô cùng đặc biệt.
Nhưng khi tôi vẫn còn chưa hết lâng lâng, lão giáo vụ dường như không
thèm để ý tới sức khỏe của tôi, giáng thêm một đòn chí tử khiến tôi mém
chút bị sốc thuốc nằm lăn quay ra đất:
- Ái chà, phải Long trước học kiến trúc ra không nhỉ?
Tôi đưa cặp mắt đờ đẫn quay qua ngó lão. Lão đang lật chồng hồ sơ của
học viên, mắt sáng ngời như thể Christopher Columbus mới tìm ra Châu
Mỹ. Lâu lắm rồi trong trại cai nghiện mới xuất hiện một học viên có tí
bằng cấp gọi là, lão mừng cũng phải. Tôi lấy lại phần nào bình tĩnh,
đưa vẻ mặt khiêm tốn và lạnh lùng nhất ra khẽ gật đầu. Lại nghe bên
cạnh, nhỏ Mỹ Anh ồ lên một tiếng nho nhỏ.
Bà giáo vụ già nhìn tôi với ánh mắt tình thương mến thương, rồi xúc
động làm một câu làm tôi muốn xỉu:
- Trời ơi, đẹp trai học hành giỏi giang vậy, nghiện làm chi uổng quá
con ơi!!!!
Tôi đưa bộ mặt đưa đám ra nhìn bả. Dù biết chả giải quyết được gì hết
trơn, tôi vẫn thở dài, buông một câu muôn thuở:
- Con đâu có nghiện hồi nào đâu cô ơi!
Bả không thèm đối lời luôn. Chắc bả cũng tưởng tôi nói giỡn. Chúa mới
tin nổi mấy đứa học viên trong trại lại kêu mình không nghiện. Nhưng
con nhỏ Mỹ Anh không vậy. Nhỏ lén cầm vô áo tôi, lắc lắc:
- Anh Long nói thiệt hả? Em thấy anh cũng đâu có giống mấy người trong
này đâu?
Tôi nghe mà thấy lòng được an ủi quá xá. Định quay qua ôm con nhỏ một
cái bày tỏ sự biết ơn, nhưng cuối cùng đành xuôi xị:
- Anh nói thiệt mà, cảm ơn em nghe Mỹ Anh!
Mắt con nhỏ mở to:
- Ủa sao anh Long biết tên em?
Tôi gãi đầu:
- Trời đất ơi, ngày em vô trung tâm tụi nó nhắc tên em hoài, ngày nào
anh cũng nghe tới tên em cả trăm lượt lận!
Con nhỏ trề môi, điệu bộ trẻ con và dễ thương hết sức:
- Em hổng thèm!
"Em hổng thèm nhưng anh thèm em" - Tôi đang tính nói vậy thì bà giáo vụ
chẳng thèm để ý tới phép lịch sự tối thiểu, đưa ra cho tôi nguyên chồng
giấy, hồ hởi kêu:
- Long xem dùm cô mấy bài thơ được không con?
Tôi quắc mắt, ném cho bả một cái nhìn thù hận - người ta đang nói
chuyện ngon trớn xía cái mỏ vô, người đâu kì cục - rồi nhỏ nhẹ đáp:
- Dạ, cô cứ để đó con coi!
Kìm nén cơn giận, tôi đưa mắt nhìn xuống đống giấy. Thề có chúa, tôi
chưa khi nào thấy trong thơ có nhiều động vật như thế. Cóc nhảy ra hàng
tràng, lúc nhúc trên giấy hết trơn. Thơ toàn là thơ mới, nghĩa là chẳng
cần vần điệu, chẳng cần quy tắc gì hết trơn hết trọi. (Truyện Từ:
Thehe9x.wap.sh)Chưa
tính mấy con chữ xiên xẹo làm tôi vừa đọc vừa dịch mất nguyên nửa tiếng
mới luận ra. Nhìn vẻ mặt bần thần của tôi, bả lo lắng hỏi:
- Sao con, thơ vầy có được không con?
Tôi ráng nín cười, trả lời bả:
- Dạ, con nghĩ cũng tạm tạm cô à.
Bả thở phào một cái:
- Ừ, cô nghĩ cũng xài được mà. Tại vận động làm thơ hoài mà không có
học viên nào hưởng ứng, cô phải kêu giáo vụ mỗi người làm một bài đó!
Mồ hôi lạnh tôi túa ra khắp trán. Không dè phép lịch sự lại có lợi ích
to lớn vậy nha. Bả thấy khen, lại hăm hở:
- Con thấy bài nào được nhất hả Long?
Tôi gãi đầu. Thật ra cũng có một vài bài tạm gọi là thơ, nhất là một
bản chữ khá rõ ràng, mềm mại, câu cú cũng tạm ổn. Tôi chỉ đại:
- Con thấy bài này ổn, cô à!
Bả có phần hơi thất vọng, chắc không phải bài của bả làm. Ngược lại,
con nhỏ Mỹ Anh mắt sáng rỡ, cười re:
- Bài thơ đó của em đó, hay thiệt không anh!