Phần 27:
Đêm đầu tiên trong kỷ luật buồn tới thúi ruột. Muỗi bay vo ve cả đêm,
thuốc lá hút tới điếu cuối cùng mà vẫn không sao nhắm mắt được. Nhớ con
nhỏ muốn đứt cả cõi lòng. Thiệt tình, mới xa con nhỏ có vài tiếng đồng
hồ mà sao tôi cảm thấy cuộc sống hệt như địa ngục vậy. Bình thường, tôi
cũng không phải dạng người yếu đuối đến thế, nhưng trong cái khung cảnh
tối tăm chật hẹp này, ai mà cứng cỏi nổi cho cam?
Tiếng hô tập thể dục đánh thức tôi dậy. Lại buồn nữa. Mở mắt ra lại
thấy buồn. Nghe cái tiếng hô thể dục vọng lại, tôi bất giác lại nhớ tới
cái dáng tập thể dục mắc cười của nhỏ, nhớ cái dáng ngượng nghịu che
che mặt không cho tôi nhòm mỗi khi mới ngủ dậy. Thở dài một cái. Quãng
thời gian này không biết bao giờ mới chịu trôi qua đây trời.
Cái dãy kỷ luật nằm cách nhà ăn không xa lắm. Phía ngoài cùng có một
phòng vệ sinh nhỏ, có cả vòi tắm. Học viên bị kỷ luật sẽ được tắm ngày
1 lần, vệ sinh kêu bảo vệ. Tôi có ưu ái riêng là được mở cửa phòng, bởi
vậy ba cái vụ giải quyết lẻ tẻ được tự chủ hết trơn. Bữa sáng nay thay
bảo vệ, thằng cha mặt mũi ma cô bữa trước được đổi,
(Truyện Từ:
Thehe9x.wap.sh) thay
vào đó là ông già Nghĩa hiền khô. Tôi quý ông này nhất trong đám bảo
vệ, bởi ổng già cả và hiền lành, không khi nào lớn tiếng với đám học
viên hết trơn. Coi cái tướng ổng cũng khổ, hơn 50 tuổi đầu mà vẫn ráng
đi làm cái nghề bạc bẽo này. Ổng nhìn tôi, kêu:
- Còn đau không Long?
Nghe cái câu nói của ổng mà thấy lòng ấm áp hơn nhiều. Tôi cười cười,
bảo ổng:
- Con hết rồi chú Nghĩa. Thằng nhóc đó sức mấy mà uýnh nổi con.
Ổng cũng cười:
- Đó, mày lại vẫn cái tật đó. Đi đánh răng rửa mặt lẹ đi, chút còn ăn
sáng.
Tôi lục cục chui vô trong nhà tắm. Đang xối nước ào ào thì nghe tiếng
con nhỏ Mỹ Anh lí nhí:
- Chú ơi chú con đưa đồ ăn sáng tới cho ảnh nè. Ảnh dậy chưa chú?
- Nó mới vô nhà tắm đó con. Con để đó đi, lát chú kêu nó ăn.
Tôi tốc thẳng cánh cửa phòng tắm, ngó đầu ra. Tội nghiệp con nhỏ, qua
một đêm mà mắt nó sưng húp, ngó cái bộ mặt này là nguyên đêm thiếu ngủ
rồi. Tôi la lên:
- Mỹ Anh!
Mắt con nhỏ sáng bừng. Nó nhìn về phía tôi, cái mắt lại ươn ướt:
- Em nè!
Nói được mỗi vậy, cái vai con nhỏ lại rung rung. Người đâu mau nước mắt
quá trời quá đất. Ông Nghĩa kêu:
- Được rồi được rồi, có gì nói lẹ đi, chú coi dùm cho. Đừng có khóc nữa!
Con nhỏ ngồi xuống sát rạt ổng như thể đang trò chuyện, ngoảnh mặt ra
ngó tôi:
- Anh có bị nó đánh nhiều không?
Tôi lắc đầu:
- Yên tâm, sức thằng đó không đủ gãi ngứa cho anh đó!
Con nhỏ xì một tiếng, nhưng cái ánh mắt bớt lo lắng đi thấy rõ:
- Anh chỉ vậy là nhanh. Tối qua em ở bên ngoài suốt đó, mà cái anh bảo
vệ kia không cho em nói chuyện.
Trời đất, con nhỏ của tôi nguyên buổi tối đứng ngoài rào cho muỗi đốt
mà thằng quỷ kia không cho nó nói với tôi lấy một tiếng. Dễ giận ghê
nha. Nhưng nghe những lời con nhỏ nói, tôi lại thấy thương nhỏ quá
trời. Tôi lựa lời an ủi nhỏ:
- Không lo đâu, chắc vài bữa nữa anh ra thôi mà. Em đừng có lo nhiều,
chịu khó ăn uống vô, kẻo anh ra mà ốm đi là anh thương con nhỏ khác đó!
Con nhỏ chúm chím cười, "dạ" một tiếng nho nhỏ. Ông Nghĩa coi bộ cũng
có vẻ lo lắng, kêu nhỏ:
- Thôi được rồi, lát chú cho nói chuyện tiếp. Giờ con về đi không người
ta xì xầm đó con.
Con nhỏ coi bộ không nỡ, nhưng cuối cùng cũng đành đứng dậy. Nhỏ nhìn
tôi thêm một lần, vẫy vẫy cái tay nhỏ xíu. Tôi nhìn theo bóng nhỏ đi xa
dần mà thiệt tình chỉ muốn co chân chạy theo ôm lấy nhỏ, dù cả người
đang hổng mặc gì hết trơn hết trọi.
Xế trưa, tôi lại có người thăm. Lần này không phải con nhỏ, mà là lão
Ngọc. Lão du đãng coi bộ tỉnh bơ, lấy cái ghế ngồi cạnh ông bảo vệ già,
ngoắc tôi:
- Ê nhóc ác!
Tôi cười nhe răng. Công nhận sau cái vụ lão giúp tôi, tôi cũng thấy nể
lão quá xá. Học viên dám đá cửa phòng bảo vệ, đe dọa nguyên đám đứng
hình luôn chứ đâu phải chuyện đùa. Lão dòm dòm tôi, gật gù:
- Cũng chưa tới nỗi tơi tả lắm. Mày cũng ngon đó nhóc, đụng chuyện là
phải vậy. Mà sao táng nó được một cái vậy, lẽ ra phải tấp túi bụi, nghe
chưa?
Tôi cũng muốn xỉu luôn. Lão ngồi kế bảo vệ mà dạy tôi táng cán bộ tỉnh
bơ. Ông Nghĩa già cũng làm thinh. Mấy năm trời làm bảo vệ ở đây, ổng
cũng có kiến thức đâu khác gì đám học viên. Lão này thuộc dạng... tuyệt
đối không có nên đụng chạm à nha.
Lão quẳng cho tôi bao thuốc, rồi chẳng hỏi han gì nữa, quay qua tán dóc
với ông bảo vệ. Lão này cũng ngộ à nha, tự dưng khơi khơi hỏi 3 cái vụ
nhà ổng ở đâu, làm lương tháng được nhiêu, rồi linh tinh một loạt.
Nhưng lão không làm gì vô ích hết trơn nha. Nghe ông bảo vệ nói lương
tháng 3 triệu, thức đêm thức hôm, lão làm mặt nghiêm túc, kêu:
- Chắc chú cũng có biết qua tôi. Thằng Ngọc này nói cái gì là làm được
cái đó hết. Thấy chú hiền lành, chăm chỉ mà tụi này trả chú lương rẻ
mạt quá, hay là chú qua chỗ tôi làm. Cũng không kêu chú làm nặng nhọc
gì cả, chú chỉ có đi làm từ chiều tới tối, coi dùm tôi mấy cái xe của
khách ở ngoài, đêm về với vợ con. Chú chịu không? Lương tháng tôi trả
gấp đôi cái tụi trại này!
Ông bảo vệ già ớ người trước món quà trên trời rơi xuống. Mà lão cũng
không có xạo - nói giỡn thì nhiều chứ chưa khi nào lão nói xạo hết
trơn. Thời đó lão có tới mấy cái bar dọc khu người Bắc, làm ăn cũng ra
tiền chứ bộ. Lão Ngọc thấy dáng vẻ ngạc nhiên của ổng, điềm nhiên nói
tiếp:
- Chú không tin mai cứ qua, lát tôi điện thoại về dặn tụi nhỏ, chú tới
là có việc liền. Nhưng chi bằng chú cứ ở đây hết tháng cho nó trọn vẹn,
tôi sắp xếp cũng có thời gian hơn, được không?
Ông bảo vệ già cảm kích muốn khóc luôn. Tăng gấp đôi số lương đâu phải
chuyện đùa. Nguyên gia đình ổng nheo nhóc trông vô cái lương bảo vệ,
nay kiếm được số tiền như vậy đâu ai không muốn? Nhất là lão quỷ này,
tuy có chút tiếng ác nhưng hễ nói cái gì ra là chắc như đinh đóng cột.
Lại thấy lão vỗ vỗ vai ông bảo vệ già, đút vào túi ông già bao thuốc,
kêu:
- Chú coi dùm thằng nhóc nhà tôi mấy bữa, tôi kiếm cách cho nó ra cái
đã,
Tôi cũng hâm mộ lão quá xá. Chỉ vì lo cho tôi mà lão kiếm ra việc hay
thiệt hay cho ông bảo vệ già, nhưng ổng cũng xứng đáng. Hiền lành thật
thà, lại chăm chỉ, giờ kiếm người như ổng cũng không phải dễ. Lại thấy
ổng chưa hết cơn xúc động, quay qua nhìn tôi kêu:
- Thằng Long có uống cafe không tao ra lấy cho một ly!