Phần 37
Lảo đảo đi từ nhà tắm ra, mắt đã thấy nhỏ ngồi hí hoáy ủi đồ. Bộ đồ
công sở nhăn nheo sũng nước hôm qua của tôi giờ nằm phẳng phiu dưới đôi
tay nhỏ. Tôi mở rộng cánh cửa. Ngoài trời mưa đã tạnh. Không khí buổi
sáng sớm mát lạnh ùa vô trong phổi. Tiếng rao bánh mì, bánh bao đã vang
đâu đó quanh con hẻm nhỏ. Trong khoảnh khắc, tôi như hiểu được cái hạnh
phúc đơn sơ của một sáng bình yên sau cơn mưa bão...
Nhỏ ngó tôi, nhoẻn miệng cười:
- Anh thay đồ đi rồi chuẩn bị đi làm nè.
Thiệt tình sao thấy con nhỏ giống người vợ, còn tui đóng vai chồng quá
xá. Một cái câu nói rất đỗi bình thường nhưng sao tôi nghe trong lòng
ngọt ngào kì lạ. Có một thứ gì đó dịu dàng cứ len lỏi vào từng góc tâm
hồn khuyết tật của tôi, khiến tôi thấy buổi sáng nơi con hẻm chật chội
cứ phảng phất mùi hương của hoa cỏ dại và nhẩn nha trên đầu lưỡi thứ
hương vị của mật ong. Nhỏ ngó bộ dạng thẫn thờ của tôi, làm bộ ngượng
ngùng, cúi đầu lí nhí:
(Truyện
từ Thehe9x.wap.sh)
- Chuyện bữa hôm qua anh không có đem nói cho ai hết đó, nghe chưa?
Tôi gục gặc đầu, ý chừng yên tâm không khi nào anh nói hết. Anh chỉ
viết rồi post lên diễn đàn thôi. Nhỏ chúm chím cười, đi vô trong nhà
thay đồ.
(Truyện
từ Thehe9x.wap.sh)Tôi
rút điếu thuốc châm lửa hút. Cái đầu lắc mạnh vài vòng cho những suy
nghĩ bậy bạ còn lại rơi hết ra ngoài.
Điện thoại reo. GD gọi. Tôi cuống quít bắt máy. Nghe cái giọng bất mãn
của lão vang lên:
- Mày làm gì từ bữa tối qua mà không gọi điện cho tao?
Tính kêu mắc ngủ với beo sức mấy gọi điện cho lão, nhưng nghe giọng
điệu coi bộ không vui vẻ lắm nên tôi bỏ. Giở chiêu cuối luôn:
- Anh có khi nào kêu làm mà không làm được đâu, cái đó em biết mà. Hỏi
nhiều anh lại bực bội.
Mà cái vụ này đúng đó nha. Lão già cứ như con nít quỷ, không hỏi lão
bực, mà hỏi nhiều lão còn bực bội hơn. Tôi biết tính lão nên cứ cũng
cắn răng chịu đừng hoài. Hên cái nữa là tôi nắm được cái tẩy ưa nịnh
của lão nên xem ra cũng dễ đối phó hơn. Nhưng bữa nay coi bộ không xi
nhê lắm. Giọng già dịch buồn thiu:
- Vẫn còn vướng mắc đó, chưa có xong đâu. Mà cái này tự mày đi giải
quyết thôi, tao không giúp nổi đâu.
Nghe xong câu nói của lão già mà tôi muốn đứng tim. Nói thiệt hay nói
giỡn vậy trời? Bữa hôm qua nói chắc như cua gạch, cái gì mà tao kiếm
mấy đứa buôn nước bọt tới là xong chuyện, cái gì mà đi đứng nghênh
ngang vô trụ sở công an như phó thủ tướng, giờ lại kêu còn vướng mắc là
sao? Tính hét vô máy "anh dạo này mất nét dữ lắm nha anh Ngọc", nhưng
nghĩ tới gương mặt thất thần của con nhỏ khi nghe cái tin này, tôi bỗng
thấy sống lưng mình ớn lạnh. Trong giây lát, vừa nghĩ tới con nhỏ, tôi
quả quyết hẳn:
- Còn chuyện gì anh? Anh nói đi, cỡ nào em cũng ráng giải quyết được
hết.
Giọng lão già dịch lại trầm ngâm:
- Mày nói vậy thì được rồi. Có điều phải đi lẹ luôn đi, khi đi phải cẩn
thận, hiểu không? Có đi xe máy thì đội mũ bảo hiểm vô, nghe chưa?
Không lẽ ... còn khúc mắc mấy vụ ân oán sao? Tôi thở dài. Đánh lộn tôi
không ngán, nhưng việc lão già cũng không nhúng tay vào nổi không lẽ
lại là chuyện này sao. Chấp nhận luôn. Dù sao thì ổng cũng giúp mình
quá nhiều rồi, chắc đây là người quen của ổng nên không tiện ra mặt.
Tôi trầm giọng:
- Em biết rồi anh. Chuyện của em, em tự giải quyết.
Trong máy, giọng lão già lại vang lên tỉnh queo:
- Mày làm gì nói chuyện trầm thấy ớn vậy? Bộ tính tạo nét phải không?
Tao kêu mày qua đón thằng quỷ đó về chớ bộ để tao đi đón nó hả?
Té cái rầm à nha. Có cái chuyện nhỏ xíu đó mà cũng ráng chọc tôi một
chặp mới dễ quê. Tính gào vô máy "sáng ra anh giỡn mặt tui hả" thì lão
già đã cười hi hí, cúp máy cái rụp, quẳng lại một câu:
- Lát đi liền đi, nhớ đội mũ bảo hiểm không công an bắt nha thằng nhóc
ác.
Đang còn nghe quê một cục, tính gọi điện ăn thua đủ với lão đã thấy con
nhỏ đứng ngay sau tôi, ánh mắt ngập tràn vẻ lo lắng. Coi bộ nhỏ cũng
nghe sơ sơ cuộc điện thoại của tôi với lão già. Có cho tiền con nhỏ
cũng nghĩ không ra lão già mặt mũi du côn bặm trợn lại có tính giỡn dai
như quỷ, nhỏ ngó khuôn mặt lo lắng bực dọc của tôi sau cuộc nói chuyện
lại hiểu lầm ... y chang tôi hồi nãy. Vừa tính chơi con nhỏ một vố như
chiêu của lão già, nhưng nhìn gương mặt nhỏ tôi bỏ ý định cái rụp. Tôi
đâu phải thứ người vừa già vừa ác lại khoái chọc người như lão chớ!
Quay ra phía nhỏ, mỉm cười:
- Làm gì mặt mũi lo lắng thấy ghê vậy? Lão già í lộn anh Ngọc vừa kêu
lát mình qua đón thằng nhỏ đó em.
Khóc nữa. Nhưng đây là nước mắt hạnh phúc à nha. Nhỏ sung sướng tới
phát khóc, nhảy vô lòng tôi ôm chặt cứng. Tôi cũng dịu dàng vuốt tóc
nhỏ:
- Có chuyện cũng khóc, xong chuyện cũng khóc, coi bộ em giống nhà máy
nước quá ha?
Nhỏ đấm vô ngực tôi, nhưng hổng đau tí xíu nào hết trơn. Khung cảnh
lãng mạn và hạnh phúc kéo dài thêm chừng 30s thì bị cúp cái rụp. Một
giọng phụ nữ già nua run rẩy vang lên kế tôi và nhỏ:
- Huyền, Huyền ơi!
Nhỏ nghe thanh âm đó thì giật mình, buông vội tôi ra. Tôi cũng ngó
theo. Một người phụ nữ nhìn giống con nhỏ ghê gớm, nhưng coi bộ khá lớn
tuổi. Bả bận bộ quần áo cũ mèm, gương mặt đầy nếp nhăn, coi bộ tướng tá
cũng khổ cực cả một đời. Chắc má con nhỏ. Tôi hơi mắc cỡ. Vừa ngồi ôm
ấp con gái bả ngay trước cửa xong, giờ mở miệng chào cũng thấy quê quê.
Nhưng tôi là người lịch sự, bởi vậy dẫu có quê cũng ráng mở miệng:
- Dạ con chào cô.
Bà già ngước mắt nhìn tôi, cái nhìn giống y như nhỏ Huyền ở cái nét cam
chịu và nhẫn nhục. Chỉ khác một cái, trong ánh mắt của bả còn có cả lo
sợ và khổ cực.
- Dạ, chào cậu.
Tôi nghe cái giọng điệu mặc cảm và tự ti của bả mà thấy ái ngại và tội
nghiệp quá đỗi. Tôi là bạn của con gái bả, sao lại phải cần dùng cái
giọng điệu đó với tôi? Thứ tâm lý của những người luôn bị coi là hạ
cấp, là người nghèo sao nghe buồn quá vậy. Tôi thở dài, không nói gì
thêm được nữa. Nhỏ lại gần ôm lấy bà già, nức nở:
(Truyện
từ Thehe9x.wap.sh)
- Má ơi, thằng nhỏ được cứu rồi đó má. Ảnh cứu nó đó.
Bà già cũng khóc. Ánh mắt nhìn tôi ngập tràn vẻ biết ơn. Nhưng tôi vẫn
đọc được ở đó một tia nghi ngại, dù là rất nhỏ. Không trách bả được.
Trên đời làm gì có bữa ăn nào miễn phí. Bả sống tới mấy chục năm trời,
hẳn bả thừa hiểu được điều này. Có điều, còn có một cái bả nghĩ không
ra, đó là việc trên cuộc đời này, những người vừa đẹp trai, vừa tốt
bụng như tôi chưa có bị tuyệt chủng.